Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Mang thai hộ: Con sinh ra là con của ai?

Thiết nghĩ, Luật hôn nhân sửa đổi bổ sung Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cần quy định cụ thể về mang thai hộ, hậu quả pháp lý của việc mang thai hộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em sinh ra từ quan hệ này.

Trong bối cảnh lấy ý kiến đóng góp sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình, việc xây dựng một bộ khung pháp lý để giải quyết những hệ lụy liên quan đến vấn đề mang thai hộ thực sự đang làm đau đầu các nhà làm luật.

Nhiều người đặt câu hỏi: Đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ là con của "người đẻ" hay con của người mẹ "nhờ đẻ"? Thực tế người mẹ mang thai hộ và sinh ra đứa trẻ về mặt sinh học thì không phải là mẹ của đứa trẻ ấy, nhưng về mặt quan hệ dân sự lại là quan hệ mẹ ruột - con ruột, trong khi về mặt pháp luật lại không được thừa nhận.

Luật gia

Bởi trong quan hệ mang thai hộ này không tồn tại yếu tố "tiêu cực" nào, người chồng không có quan hệ tình dục trực tiếp với người mang thai hộ, và đứa trẻ được hình thành từ trứng của người vợ, tinh trùng của người chồng nên dù không phải do người vợ mang thai thì vẫn là "máu mủ" của họ.

Cần có một quy định mở về mang thai thai hộ cho một số trường hợp đặc biệt.

Giang Quyết

Hiện nay, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 chưa có một quy định nào về vấn đề mang thai hộ tuy nhiên Nghị định số 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học đã nghiêm cấm hành vi mang thai hộ này.

Luật phải đảm bảo quyền lợi của trẻ em sinh ra. Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Với tình trạng vô sinh ngày càng nhiều, vợ chồng hiếm muộn hay đơn giản là không muốn trực tiếp sinh con để giữ vóc dáng thì nhu cầu mang thai hộ, nhu cầu thuê đẻ thực sự là có thật. Pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có
cấm việc mang thai hộ thậm chí có chế tài xử phạt nặng vấn đề này, thế nhưng những "giao dịch" ngầm vẫn tồn tại và việc đẻ thuê mang thai hộ vẫn xảy ra.

Hệ quả pháp lý mang thai hộ: Con sinh ra là con của ai?

Mang thai hộ hay đẻ thuê là những cụm từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định nhằm ngăn chặn việc mang thai hộ.

Do đó vấn đề cấm hay không cấm mang thai hộ cần được Bạn soạn thảo sửa đổi Luật hôn nhân và gia đình mang ra bàn thảo tiếp. Nên chẳng cần có một quy định mở để đảm bảo cho một số trường hợp đặc biệt,

Trong quá trình soạn thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 nhiều ý kiến đề cập đến khó khăn, bất cập trong việc giải quyết các vụ liên quan về mang thai hộ. Bởi lẽ hiện tại chưa có quy định cụ thể hậu quả pháp lý như xác định cha, mẹ đứa trẻ được sinh, các quyền nhân thân và tài sản của đứa trẻ với những người có liên quan (người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ).

Ở một khía cạnh khác, có người lại cho rằng cần cho phép mang thai hộ nhưng nghiêm cấm "giúp trực tiếp". Để bảo vệ quan điểm này, người ta lý giải rằng với những trường hợp người vợ không thể mang thai nhưng hai vợ chồng đều có khả năng có con, mà thông qua con đường thụ tinh ống nghiệm, vợ chồng họ lấy trứng và tinh trùng để nuôi phôi thai rồi cấy phôi để chị, em gái hoặc người thân tình nguyện mang thai hộ nhau, thì cần được nhìn nhận một cách toàn diện và nhân văn.

Cấm hay không cấm
hộ

Việc xác định đứa trẻ là con của người này hay con của người kia không đơn thuần là xác định mối quan hệ cha mẹ con mà còn liên quan đến vấn đề nhân thân, về quyền thừa kế và các quyền dân sự khác.

Đa số các ý kiến cho rằng mang thai hộ là vi phạm về đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, với phong tục tập quán của người Việt từ lâu đời: Con ruột phải do người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra. Tình mẫu tử là rất thiêng liêng. Mặc dù là mang thai hộ nhưng cũng trải qua chín tháng, mười ngày, do đó sợi dây tình cảm giữa
với người mẹ không thể tự nhiên dứt bỏ. Việc sinh ra và phải "trả con" cho người khác, tình "mẫu tử" bị chia cắt là không phù hợp và trái đạo lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét